Nếu sức khỏe răng miệng yếu kém, vi khuẩn gây sâu răng có thể dễ dàng tấn công và phá hủy men răng. Nguyên nhân của sự yếu kém này thường là do chế độ ăn uống hàng ngày thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của răng. Vậy, chúng ta bị sâu răng do thiếu chất gì? Cách bổ sung chất dinh dưỡng cho răng như thế nào? Tất cả sẽ được Nha khoa Shark giải đáp ngắn gọn trong bài viết này.
Bị sâu răng do thiếu chất gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và bảo vệ răng. Khi cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, răng không nhận đủ dưỡng chất cần thiết, dẫn đến việc chúng trở nên yếu chân, mất đi sự cứng cáp và dễ bị vỡ, cũng như không thể ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng như Streptococcus Mutans. Các chuyên gia cho biết, khi cơ thể thiếu Canxi, vitamin D và Omega-3, răng sẽ dễ bị sâu và hư hỏng hơn.
- Răng sẽ dễ bị sâu khi thiếu Canxi
Canxi là yếu tố quan trọng giúp phát triển cả khung xương và răng. Trẻ em thiếu Canxi thường có quá trình phát triển răng chậm hơn so với trẻ khác. Người lớn thiếu Canxi thì răng dễ bị sứt mẻ khi phải chịu lực tác động mạnh.
Khi cơ thể thiếu hụt Canxi, màu sắc của răng có thể chuyển sang màu vàng và không còn độ sáng bóng như bình thường. Điều này khiến răng dễ bị tổn thương hơn và tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,...
Thiếu Canxi cũng ảnh hưởng đến chất lượng của lớp men bảo vệ răng. Điều này làm cho răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn Streptococcus Mutans, gây ra tình trạng sâu răng.
- Bị sâu răng do thiếu vitamin D
Vitamin D là một hoạt chất giúp cơ thể hấp thụ Canxi và Photpho. Thiếu hụt vitamin D khiến quá trình hấp thụ Canxi gặp nhiều trở ngại. Điều này làm cho sức khỏe răng miệng suy yếu và răng dễ bị sâu và sứt mẻ hơn. Thiếu vitamin D cũng gây ra bệnh còi xương ở trẻ em và làm suy giảm sức mạnh của xương ở người lớn, dẫn đến dễ gãy xương và thời gian hồi phục kéo dài.
- Thiếu hụt Omega-3 dễ bị sâu răng
Omega-3 giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ bên ngoài bề mặt răng, ngăn chặn vi khuẩn và mảng bám hình thành. Khi thiếu hụt Omega-3, răng dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và phá hủy men răng. Kết quả là, răng trở nên xốp, mỏng và dễ bị sâu.
Phòng ngừa sâu răng như thế nào?
Sâu răng không chỉ gây tổn thương cho mô cứng của răng và nướu mà còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ ngay lúc này là rất quan trọng, không nên để "mất bò mới lo làm chuồng" khi đã quá muộn. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa sâu răng mà bạn nên thực hiện:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày: Buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sau mỗi bữa ăn, bạn nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn dư thừa giữa các kẽ răng.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng sau khi đánh răng. Nếu có nguy cơ bị sâu nhiều, bạn cũng có thể sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có chứa Flour.
- Khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm: Việc này giúp loại bỏ mảng bám cứng và giảm thiểu viêm nha chu, viêm nướu. Đồng thời, khám nha khoa thường xuyên cũng giúp phát hiện sâu răng sớm và điều trị kịp thời.
- Tránh ăn vặt, đặc biệt là thực phẩm có nhiều đường và nước ngọt. Nếu tiêu thụ các thực phẩm này, hãy súc miệng lại bằng nước lọc ngay sau đó.
Tóm lại, hy vọng thông qua các biện pháp này bạn có thể trả lời được thắc mắc "Bị sâu răng do thiếu chất gì?" đã được đề cập. Việc tăng cường dinh dưỡng cho răng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sâu răng là rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Chúc bạn luôn có một hàm răng khỏe mạnh và nụ cười rạng rỡ!