Để phát hiện sâu răng sớm và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, chúng ta cần biết được những dấu hiệu của bệnh sâu răng ngay từ thời điểm khởi đầu tiên. Hãy cùng Kiến thức sâu răng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Nguyên nhân gây sâu răng
Nguyên nhân chính là hình thành sâu răng là do một số loại hại khuẩn có tên là Streptococcus Mutans, Lactobacillus, Actinomyces,...
Sâu răng là một quá trình diễn ra theo thời gian, cách sâu răng phát triển cụ thể như sau:
- Mảng bám trên răng sẽ hình thành do bạn ăn thức ăn có chứa nhiều đường và tinh bột, nhưng không làm sạch răng sau khi ăn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và sinh sôi, phát triển trên mảng bám. Mảng bám sẽ bị vôi hóa và trở thành cao răng, là lá chắn lý tưởng bảo vệ vi khuẩn.
- Khoáng chất có trong men răng sẽ bị chất axit có trong cao răng loại bỏ. Lâu dần, men răng sẽ bị xói mòn và làm hình thành nên những lỗ nhỏ li ti trên răng - Đây chính là giai đoạn đầu tiên của sâu răng.
Vi khuẩn sẽ tấn công vào lớp răng tiếp theo khi men răng bên ngoài bị bào mòn, và lớp răng này chính là ngà răng. Ngà răng mềm hơn và ít kháng axit, làm cho dây thần kinh trong răng bị ảnh hưởng và khiến cho răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn.
- Sâu răng tiếp tục phát triển và di chuyển vào bên trong tủy răng - nơi có chứa dây thần kinh và mạch máu. Với sự tấn công của vi khuẩn, buồng tủy sẽ bị sưng, dây thần kinh sẽ bị chèn ép và xuất hiện những cơn đau khó chịu.
Dấu hiệu của bệnh sâu răng thường gặp
Sau đây là những dấu hiệu của bệnh sâu răng thường gặp nhất mà chúng ta nên lưu ý để có thể chữa răng sâu càng sớm càng tốt.
Xuất hiện các đốm đen trên bề mặt răng
Xuất hiện các đốm đen trên bề mặt răng chính là dấu hiệu của bệnh sâu răng đầu tiên và cũng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp thường sẽ không chú ý đến dấu hiệu này.
Trong thời gian đầu tiên, những đốm này có màu sắc chỉ sẫm hơn so với màu răng 1 chút nên thường khá khó để nhận biết, nhưng khi những đốm màu này bắt đầu đậm hơn và lan rộng thì sẽ tạo nên những lỗ nhỏ li ti trên răng.
Dấu hiệu của bệnh sâu răng không chỉ là xuất hiện các đốm đen trên bề mặt răng, mà còn có thể là những đốm trắng hoặc những vệt sáng màu.
Nướu bị sưng và chảy máu
Nướu bị sưng và chảy máu là dấu hiệu của bệnh sâu răng vì: Vi khuẩn tấn công làm cho mô nướu trở nên nhạy cảm hơn, từ đó nướu rất dễ bị sưng, chảy máu và nhiễm trùng nhất là khi có tác động lực từ bên ngoài vào như đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa,...
Khi xuất hiện tình trạng này, cho thấy răng của bạn đang dần bước sang giai đoạn bị sâu báo động, để có thể phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, bạn cần nhanh chóng tiến hành điều trị sâu răng ngay.
Hơi thở có mùi hôi và vị khó chịu
Kẽ răng không được làm sạch lâu ngày chính là nơi tích tụ thức ăn dư thừa, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trong môi trường này. Từ đó xuất hiện mùi hôi khó chịu trong hơi thở, đây chính là dấu hiệu của bệnh sâu răng tiếp theo.
Không những vậy, điều này còn có thể khiến trong khoang miệng của bạn có vị đắng, làm cho ăn uống không còn ngon miệng như lúc trước.
Răng trở nên nhạy cảm hơn
Răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi bị sâu, bất cứ khi nào bạn sử dụng những thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều sẽ làm xuất hiện những cơn ê buốt răng. Đây chính là một trong những dấu hiệu của bệnh sâu răng, điều này thông báo rằng bạn nên điều trị nếu không răng sẽ yếu dần và bị lung lay, cuối cùng là mất răng vĩnh viễn.
Trên răng xuất hiện những lỗ sâu
Khi bị sâu răng, vi khuẩn sẽ tạo nên những lỗ nhỏ trên răng hoặc làm xuất hiện kẽ hở ở 2 bên răng, chính vì vậy mà thức ăn rất dễ bị giắt vào. Nếu không giải quyết thức ăn bám lại trên răng hiệu quả, thì sâu răng sẽ ngày càng phát triển nhanh chóng hơn.
Đây chính là dấu hiệu của bệnh sâu răng rõ ràng nhất. Những lỗ sâu răng này cần được trám bít lại càng sớm càng tốt trước khi tủy răng bị tấn công bởi vi khuẩn.
Đau buốt khi ăn nhai
Khi bị sâu răng, bạn sẽ cảm thấy bị đau buốt khi ăn nhai, hoặc khi đánh răng ngay vị trí răng sâu. Điều này xảy ra do men răng bị bào mòn bởi vi khuẩn, làm cho dây thần kinh của răng bị ảnh hưởng, từ đó răng trở nên nhạy cảm hơn.
Răng trở nên sẫm màu
Răng bị sẫm màu cho thấy răng đang gặp vấn đề về dinh dưỡng, đây chính là dấu hiệu của bệnh sâu răng bởi vì sự tấn công của vi khuẩn đã làm cho quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho răng bị ảnh hưởng.
Khi xuất hiện dấu hiệu này bạn cần nhanh chóng điều trị ngay, vì lâu ngày răng có thể rung đi do bị thiếu chất dinh dưỡng.
Một số răng mất khả năng nhai
Mất đi khả năng ăn nhai ở một số răng chính là dấu hiệu của bệnh sâu răng tiếp theo cần được đề cập. Dấu hiệu này xuất hiện khi sâu răng đã tấn công đến tủy răng và làm cho mô quanh chóp răng hình thành mủ. Bạn sẽ cảm thấy đau khi nhai thức ăn tại vị trí của những chiếc răng này.
Chảy máu khi đánh răng
Khi đánh răng bị chảy máu cũng chính là một trong những dấu hiệu của bệnh sâu răng cần được quan tâm. Vì khi bị sâu răng, mô nướu đã bị tổn thương và trở nên rất nhạy cảm, rất dễ bị chảy máu khi có lực tác động vào.
Tróc hoặc rạn nứt răng
Răng bị tróc hoặc rạn nứt chính là dấu hiệu của bệnh sâu răng cuối cùng mà chúng tôi muốn đề cập. Điều này xảy ra do men răng và ngà răng đã bị vi khuẩn tấn công, trở nên yếu đi và dễ dàng bị tróc hoặc nứt.
Đối tượng có nguy cơ bị sâu răng
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị sâu răng, nhưng nguy cơ bị sâu răng sẽ tăng cao hơn khi:
- Đối tượng sử dụng nhiều thức ăn có chứa nhiều đường, tinh bột như: Bánh kẹo, nước ngọt, ngũ cốc khô,... nhưng không làm sạch răng triệt để.
- Đối tượng thường xuyên ăn vặt, sử dụng nhiều thức ăn và đồ uống chứa nhiều axit làm cho men răng bị bào mòn.
- Đối tượng là trẻ sơ sinh được bú bình đầy sữa, sữa công thức, bú nhiều nước trái cây hoặc nước có chứa nhiều đường. Sâu răng dễ hình thành do thức uống còn bám lại trên răng trong khi ngủ.
- Đối tượng đánh răng không đầy đủ, không đúng cách, không chú trọng đến việc làm sạch răng ngay sau khi ăn uống, vô tình tạo điều kiện cho mảng bám hình thành nhanh chóng.
- Đối tượng không bổ sung Fluor đầy đủ cho răng - là một chất khoáng phổ biến giúp ngăn ngừa sâu răng và đảo ngược giai đoạn tổn thương răng sớm nhất.
- Đối tượng là trẻ em hoặc người lớn tuổi - Đối tượng dễ bị sâu răng nhất.
- Đối tượng thường xuyên bị khô miệng, thiếu đi sự hỗ trợ làm sạch thức ăn và mảng bám bởi nước bọt.
- Đối tượng bị mắc phải chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản cũng rất dễ bị sâu răng do men răng bị mòn và tổn thương đáng kể.
- Đối tượng bị mắc phải chứng rối loạn ăn uống, làm cho răng bị xói mòn và tăng nguy cơ sâu răng. Nôn nhiều lần làm cho men răng bị hòa tan, cản trở quá trình tiết ra nước bọt.
Phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả
Sau khi đã nắm được những dấu hiệu của bệnh sâu răng, tiếp theo chúng ta cần nắm được những thông tin về các phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả.
Sâu răng có thể được điều trị bởi những phương pháp sau:
- Phương pháp điều trị bằng Florua
Điều chỉ bằng Florua được áp dụng cho những dấu hiệu của bệnh sâu răng đầu tiên, khi sâu răng chỉ trong giai đoạn vừa mới bắt đầu. Florua có thể giúp cho men răng được khôi phục, và chất này có rất nhiều trong kem đánh răng và nước súc miệng.
Hoặc bạn cũng có thể bổ sung Florua cho răng bằng cách đặt chất lỏng, gel, bọt hoặc vecni lên trên bàn chải đánh răng hoặc khay nhỏ và cho tiếp xúc với bề mặt răng sâu.
- Phương pháp hàn trám răng
Sâu răng có thể được điều trị bằng phương pháp hàn trám răng, đây là một phương pháp giúp phục hình và có thể giúp bạn cải thiện tình trạng răng sâu rất nhanh chóng.
Phương pháp hàn trám răng có thể được sử dụng bởi nhiều chất liệu khác nhau, chất liệu được sử dụng nhiều nhất là nhựa Composite hoặc hỗn hợp sứ.
- Phương pháp bọc răng sứ
Bọc răng sứ có thể điều trị trường hợp sâu răng đã lan rộng và răng đã bị yếu. Phương pháp này được thực hiện bằng cách bọc một lớp sứ lên toàn bộ thân răng.
- Nhổ răng
Nhổ răng là phương pháp điều trị cho răng sâu nghiêm trọng, không thể phục hồi răng bằng những phương pháp khác. Răng bị sâu cần được nhổ bỏ để không làm ảnh hưởng đến những chiếc răng lân cận.
Cách phòng ngừa sâu răng
Thông tin về những dấu hiệu của bệnh sâu răng đã được giải đáp, vậy tiếp theo, làm thế nào để có thể phòng ngừa sâu răng hiệu quả?
- Vệ sinh răng miệng
Sử dụng kem đánh răng có chứa Flour sau khi ăn hoặc uống khoảng 30 phút.
Bạn nên lưu ý đánh răng ít nhất 02 lần mỗi ngày, đừng quên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ hại khuẩn.
- Uống một ít nước máy
Thông thường, nước công cộng sẽ cung cấp 1 lượng Flour đáng kể, vì vậy uống 1 ít nước máy có thể giúp cho chúng ta phòng ngừa sâu răng hiệu quả.
- Không nên ăn vặt thường xuyên
Vi khuẩn rất dễ hình thành bất cứ khi nào bạn ăn và sử dụng đồ uống không phải là nước lọc, vì lúc này môi trường axit sẽ hình thành làm cho men răng bị phá hủy. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ăn vặt thì răng sẽ bị tấn công liên tục.
- Sử dụng những thực phẩm tốt cho răng
Có rất nhiều những loại thực phẩm có thể hỗ trợ cho việc phòng ngừa sâu răng rất tốt, và bạn nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm này như: Trái cây, rau quả tươi, cà phê không đường, kẹo cao su,..
Vừa rồi là top 10 dấu hiệu của bệnh sâu răng và phương pháp điều trị hiệu quả, hy vọng đã có thể giúp bạn biết nhiều hơn về vấn đề bệnh lý răng miệng này. Hãy liên hệ với nha khoa uy tín là nha khoa Shark ngay hôm nay để chúng tôi hỗ trợ bạn nhiều hơn và giúp bạn giải đáp những thắc mắc về sâu răng, cùng những vấn đề về nha khoa khác thông qua Hotline: 1800 2069.