Răng sâu vào tủy là tình trạng sâu răng phát triển đến mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tủy răng và gây viêm tủy. Nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Hãy cùng Nha khoa Shark theo dõi thông tin dưới đây ngay bạn nhé!
Làm sao biết răng bị hư tủy do sâu?
Sâu răng là quá trình mà vi khuẩn tấn công cấu trúc răng, gây tổn thương và hư vỡ mô răng. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tiếp tục phá hủy mô răng và xâm nhập vào tủy răng, dẫn đến tình trạng răng sâu vào tủy và viêm tủy răng.
Khi răng sâu vào tủy, người bệnh không chỉ cảm thấy đau nhức và khó chịu, mà mức độ đau nhức cũng ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn tới việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể nhận biết các dấu hiệu sâu răng đến tủy như sau:
- **Giai đoạn chớm đầu:**
Trong giai đoạn này, bạn có thể thấy đau nhức răng đôi khi, đặc biệt khi tiêu thụ thực phẩm nóng hoặc lạnh, hoặc khi có thay đổi áp lực.
- **Giai đoạn răng sâu vào tủy:**
Cơn đau nhức trở nên phổ biến hơn và cường độ tăng lên. Răng sâu vào tủy gây ra đau buốt nặng, kéo dài và thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm, gây ra mệt mỏi, khó chịu, và làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày khiến bạn không thể ăn uống thoải mái.
- **Giai đoạn viêm tủy nặng:**
Nếu không được điều trị, răng sâu vào tủy có thể gây ra viêm nặng và hoại tử tủy. Khi tủy răng chết, bạn có thể không cảm nhận được đau nhưng vị trí của răng sâu có thể trở nên sưng nề và lồi thịt.
Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không?
Răng sâu vào tủy đại diện cho giai đoạn của sâu răng đã tiến triển nặng và gây ra viêm nhiễm lan tỏa vào tủy răng. Cảm giác đau nhức răng trong trường hợp này thường rất khó chịu và không thể dự đoán được, có thể kéo dài trong vài ngày.
Ngoài ra, răng sâu vào tủy cũng ảnh hưởng lớn đến việc ăn nhai do mô răng bị tổn thương. Răng trở nên nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh, gây ra cảm giác ê buốt và đau nhức lên tận đầu. Sự gián đoạn trong việc ăn uống có thể dẫn đến sự suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
Nếu không nhận ra dấu hiệu của răng sâu để điều trị kịp thời, viêm nhiễm tủy răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm chóp răng, viêm cuống răng, áp xe ổ chân răng, nhiễm trùng và lan rộng vi khuẩn sang các răng khác cũng như các cấu trúc xung quanh răng.
Với những biến chứng nguy hiểm liên quan đến răng sâu, việc phát hiện và điều trị sớm là cực kỳ quan trọng. Ngày càng trì hoãn, tình trạng sâu răng sẽ trở nên nặng nề hơn, làm gia tăng nguy cơ viêm tủy răng và hoại tử tủy, điều này sẽ làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và giữ lại răng trở nên khó khăn hơn nhiều.
Răng sâu vào tuỷ có hàn được không?
Câu trả lời phụ thuộc vào mức độ tổn thương của răng. Trong trường hợp sâu nặng, nếu kích thước tổn thương lớn và răng mất mảnh, việc phục hồi sẽ cần phải sử dụng phương pháp hàn bằng sứ. Nếu răng sâu và tổn thương về mức độ mà nó đã xâm nhập vào tuỷ, điều trị trực tiếp tuỷ là bắt buộc.
Với các trường hợp sâu cụt ngang hoặc tổn thương dưới lợi, bác sĩ sẽ cần phải cân nhắc giữa việc cắm chốt và nhổ bỏ răng để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và phòng tránh tình trạng viêm nhiễm gây đau nhức, cũng như ảnh hưởng tới các răng lân cận.
Răng sâu để lâu có sao không?
Nếu răng sâu không được điều trị kịp thời và xâm nhập sâu vào tủy, điều này có thể gây ra viêm tủy và các biến chứng khác. Việc không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả răng miệng và toàn bộ cơ thể.
Điều trị tủy sâu răng thế nào thì hiệu quả?
Có nhiều phương pháp chữa trị răng sâu vào tủy tại nhà bằng các biện pháp dân gian, nhưng những cách này thường chỉ giúp giảm đau tạm thời và không chữa triệt để vấn đề sâu răng. Do đó, răng sâu vào tủy chỉ có thể được điều trị hiệu quả thông qua các phương pháp nha khoa.
Sau khi thăm khám nha khoa và chụp X-quang để đánh giá mức độ sâu răng vào tủy, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Trong các trường hợp có thể điều trị được răng sâu vào tủy:
Phương pháp hiệu quả nhất để khắc phục là điều trị nội nha. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ khoan chuyên dụng để mở ống tủy, loại bỏ hoàn toàn mô tủy bị viêm nhiễm và hoạt tử. Sau khi ống tủy được làm sạch, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nha khoa để trám kín ống tủy, ngăn vi khuẩn xâm nhập tấn công tủy răng.
Răng sâu vào tủy sau khi được điều trị sẽ không còn đau nhức, và khả năng ăn nhai trở lại bình thường. Tuy nhiên, vì tủy răng đã bị loại bỏ, răng sẽ dần trở nên giòn và dễ vỡ khi chịu tác động mạnh từ bên ngoài. Do đó, sau khi điều trị tủy, bác sĩ khuyên người bệnh nên bọc răng sứ để bảo vệ và tạo hình thẩm mỹ cho răng, đồng thời giữ cho răng chắc chắn và duy trì lâu dài.
- Trong các trường hợp răng sâu quá nặng, không thể điều trị:
Nếu tình trạng sâu răng và viêm tủy quá nặng, điều trị tủy răng không thể giữ lại răng được, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
Sau khi răng sâu không thể điều trị, buộc phải nhổ bỏ, để đảm bảo khả năng ăn nhai, thẩm mỹ và tránh những hậu quả do mất răng gây ra, trồng răng lại là biện pháp hiệu quả được khuyến khích bởi bác sĩ.
Trong việc điều trị sâu răng, chi phí dao động từ 600.000 đến 2.000.000 VNĐ tùy thuộc vào tình trạng sâu răng và tổn thương tủy. Chi phí tổng cộng cho việc trám răng và điều trị tủy có thể dao động từ 1.000.000 đến 7.000.000 VNĐ. Ngoài ra, việc trám răng sâu lớn bằng phương pháp Inlay – Onlay có thể có giá khoảng 5.000.000 VNĐ/răng.
Nếu lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín chất lượng, quá trình trám răng thường không đau. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê ở vùng chiếc răng cần điều trị, giảm cảm giác đau nhức và giúp bệnh nhân thoải mái hơn.
Thời gian thực hiện trám răng sâu phụ thuộc vào mức độ sâu và tổn thương của răng. Thông thường, việc trám răng chỉ mất khoảng 15-20 phút cho mỗi kẽ răng thưa hoặc răng sâu bề mặt. Đối với các trường hợp răng sâu lớn hơn, quá trình trám răng có thể mất thêm thời gian do cần thao tác nạo sạch vết sâu răng.