Sâu răng trẻ em là gì?
Hiện nay, sâu răng ở trẻ em là một vấn đề rất phổ biến và gây ra nhiều hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị sâu răng, việc ăn nhai trở nên đau đớn và khó chịu, dẫn đến tình trạng lười ăn, thiếu chất dinh dưỡng và yếu đuối. Miệng của trẻ thường có mùi hôi khó chịu, làm cho trẻ cảm thấy ngại giao tiếp với người khác.
Hơn nữa, theo nhiều nghiên cứu, sâu răng ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời và triệt để có thể gây ra nhiều hậu quả khác như: răng sâu bị lây lan sang các răng khác, viêm tủy răng, đau nhức răng kéo dài và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Biểu hiện sâu răng của trẻ em là gì?
Những biểu hiện của sâu răng ở trẻ em có thể dễ dàng nhận thấy như sau:
- Răng bắt đầu xuất hiện những đốm trắng nhỏ, sau đó chuyển dần thành màu nâu đen.
- Các đốm trắng dần trở nên lớn hơn theo thời gian, các lỗ sâu có màu đen, điều này đi kèm với cảm giác đau nhức và khó chịu. Trong nhiều trường hợp, miệng của trẻ có thể có mùi hôi.
- Trẻ có biểu hiện không thích ăn những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh do răng dễ bị ê buốt.
Nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng ở trẻ em mà mẹ nên biết
Nguyên nhân gây ra sâu răng ở trẻ em khá đa dạng, có thể kể đến như sau:
- Ở độ tuổi này, trẻ thường ưa thích sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, sô cô la,... Những thực phẩm này thường dễ bám vào răng và không tốt cho sức khỏe răng miệng. >>>Xem thêm: Vì sao ăn trẻ nhỏ ăn kẹo dễ bị sâu răng?
- Các bé chưa biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách, dẫn đến vi khuẩn có môi trường phát triển thuận lợi.
- Thói quen uống sữa vào buổi tối của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ dưới 2 tuổi.
- Răng của bé ở độ tuổi này còn yếu, men răng chưa đủ dày nên không đủ khả năng chống đỡ sự tấn công của vi khuẩn.
- Mặt khác, có rất nhiều trường hợp sâu răng ở trẻ xảy ra do trong thời gian mang thai, người mẹ hay thường mắc các bệnh răng miệng nghiêm trọng như viêm nướu, viêm nha chu. Những bệnh này có thể làm trẻ sinh non, dẫn đến khiếm khuyết men răng, răng không đúng hình dạng khi mọc. Ngoài ra, vi khuẩn cũng lây từ mẹ sang con ngay từ trong bụng mẹ, góp phần gây sâu răng cho bé.
Một số lưu ý dành cho mẹ
Trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, việc chăm sóc sức khỏe tổng thể và sức khỏe răng miệng cụ thể là vô cùng quan trọng. Để tránh sâu răng ở trẻ em, các bậc phụ huynh nên tuân thủ các biện pháp sau đây:
- Bệnh sâu răng vĩnh viễn ở trẻ sẽ ít phát sinh nếu chăm sóc răng miệng của trẻ từ sớm. Ngay khi trẻ có răng sữa và răng vĩnh viễn, cha mẹ nên đưa trẻ đi tẩy răng phòng ngừa để giảm thiểu tình trạng thức ăn bám vào răng gây ra sâu răng.
- Hướng dẫn con chải răng đúng cách, đủ 2 lần vào buổi sáng và buổi tối mỗi ngày. Các mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ triệt để những vụn thức ăn dư thừa.
- Ngoài ra, trong chế độ ăn uống của con nên hạn chế thực phẩm có nhiều đường; các mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều bánh ngọt, kẹo,… cũng như uống nước ngọt.
- Cha mẹ cũng đừng quên đưa con đi khám răng định kỳ 2 lần/năm, để đảm bảo răng miệng bé phát triển tốt, đồng thời sớm phát hiện và giải quyết các vấn đề răng miệng, đặc biệt là sâu răng ở trẻ em.